Hiến pháp năm 1947 Hiến pháp Thái Lan

Quân đội tiến hành đảo chính lật đổ Thủ tướng Chuẩn Đô đốc Thawan Thamrongnawasawat vào ngày 8/11/1947, trong bối cảnh bất ổn chính trị tiếp diễn sau cái chết của Quốc vương Ananda Mahidol. Cuộc đảo chính khôi phục quyền lực của Thống tướng Plaek Phibunsongkhram và được hỗ trợ bởi Phin Choonhavan, Seni Pramoj và Hoàng gia. Các lãnh đạo cuộc đảo chính cáo buộc sự tham nhũng của Chính phủ, hạ thấp sự thiêng liêng của bản Hiến pháp 1946 vua Ananda, để chứng minh các bằng chứng kền kền đã xuất hiện tại Sanam Luang. Kền kền cũng đã xuất hiện ở Ayutthaya trước khi bị Miến Điện chiếm đóng, điều này được sử dụng để biện minh cho cuộc đảo chính.

Nhiếp chính Hoàng thân Rangsit chấp thuận cuộc đảo chính, và ngay lập tức công bố Hiến chương mà lãnh đạo đảo chính đã soạn thảo. Quốc vương Bhumibol đang học tại nước ngoài đã ủng hộ cuộc đảo chính và Hiến chương ngày 25/11.

Hiến chương mới cung cấp Hoàng gia sự yêu cầu bắt buộc: Hội đồng Tối cao Nhà nước (sau đổi thành Hội đồng Cơ mật) là cơ quan tham mưu và tư vấn cho Hoàng gia Quốc vương. Hội đồng gồm 5 thành viên do Quốc vương bổ nhiệm có vai trò nhiếp chính khi Quốc vương vắng mặt. Hoàng gia có thêm quyền kiểm soát của mình, gia đình Hoàng gia, chi tiêu Hoàng gia, và quân đội Hoàng gia. Quốc vương được có một số quyền khẩn cấp như tuyên bố chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp.

Hoàng gia bổ nhiệm Thượng viện, với 100 thành viên tương đương với Hạ viện. Giống như bản Hiến pháp trước đó Quốc vương không có quyền phủ quyết tuyệt đối. Tuy nhiên việc Quốc vương bổ nhiệm Thượng viện khi kết hợp với Hạ viện thông qua đa số Quốc hội thì quyền phủ quyết vẫn có thể thông qua. Chủ tịch Hội đồng Tối cao Nhà nước phải phê chuẩn nội quy của Hoàng gia thì mới có hiệu lực (khi Hiến pháp được công bố, Quốc vương Bhumibol không nắm quyền và Hội đồng Cơ mật nhiếp chính vì vậy có quyền bổ nhiệm Thượng viện và phủ quyết tuyệt đối). Việc cấm binh sĩ tham gia Quốc hội và Nội các bị gỡ bỏ. Một sự thay đổi quan trọng khẳng định rằng chính sách của chính quyền không thể thành công nếu không được Hoàng gia chấp thuận. Một hệ thống bầu cử mới được sửa đổi.

Điều đáng ngạc nhiên khi Hội đồng Tối cao Nhà nước không phê chuẩn danh sách tạm thời Thượng viện do quân đội đề xuất. Thượng viện đáp ứng Hoàng thân, quý tộc và doanh nhân chỉ có tám người được bổ nhiệm từ danh sách quân đội. Kiểm soát toàn bộ Hoàng cung, thanh lọc gần 60 người, và thay thế nhân viên được bổ nhiệm từ Chính phủ trước.

Khuang Aphaiwong được bổ nhiệm làm Thủ tướng và đồng ý Hiến pháp mới sẽ được soạn thảo sau cuộc bầu cử Hạ viện ngày 29/1/1948. Đảng Dân chủ do Seni Pramoj và Khuang Aphaiwong lãnh đạo chiếm đa số và chính thức thành lập liên minh nội các với Hoàng cung. Căng thẳng quân đội và Hoàng cung gia tăng, tới tháng 4 một nhóm sĩ quan quân đội gặp Thủ tướng Khuang và Hoàng thân Rangsit, yêu cầu Thủ tướng từ chức thành công và Thống tướng Plaek được bổ nhiệm làm Thủ tướng.